Khái niệm ý nghĩa yêu cầu tổ chức của công tác thiết kế trong xây dựng

Thảo luận trong 'Nhà Đất - Bất Động Sản' bắt đầu bởi lampho2410, 17/3/21.

  1. lampho2410
    Offline

    lampho2410 Expired VIP

    Khái niệm công tác thiết kế


    thiết kế là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mỏ tả hình dáng kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây dựng tương lai thích ứng với nãng lực sản xuất sản phẩm hay dịch vụ và công dụng đã định.
    [​IMG]
    Các văn bản, hồ sơ đồ án thiết kế một công trình là một tài liệu kinh tế – kỹ thuật tổng hợp phản ánh ý đồ thiết kế thông qua các bản vẽ, các giải pháp kinh tế – kỹ thuật về công trình tương lai với những luận chứng, tính toán có căn cứ khoa học.
    Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ nhằm cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dung cúa dự án đầu tư.
    Hổ sơ thiết kế kỹ thuật (TKKT) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và các bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế trong hồ sơ dự án đầu tư được duyệt. Hồ sơ TKKT phải đảm bảo đủ điều kiện để lập tổng dự tòán, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi công.
    Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) là bước thiết kế chi tiết, bao gồm các tài liệu thể hiện trên bản vẽ được lập trên cơ sở TKKT đã được duyệt. Hồ sơ TKBVTC phải thể hiện được các chi tiết kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình và công nghệ để nhà thầu xây lắp thực hiện thi công.
    Mọi công trình trước khi xây dựng đều phải:


    • Có đồ án thiết kế.
    • Thiết kế phải do tổ chức cá nhân có giấy phép hành nghề lập, phải tuân theo Quy chuấn xây dựng và Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng.
    • Khi thiết kế công trình phải cãn cứ vào tài liệu khảo sát xây dựng phù hợp với đối tượng và yêu cầu của các giai đoạn thiết kế. Bản vẽ thiết kế phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyển phê duyệt.
    • Tài liệu khảo sát phục vụ thiết kế phải do pháp nhân hành nghề khảo sát xây dựng cung cấp. Pháp nhân hành nghề khảo sát xây dụng phải chịu trách nhiên trước pháp luật về số liệu, tài liệu do mình cung cấp.
    Ý nghĩa của công tác thiết kế


    Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế. Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn này không tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế sau bởi các giai đoạn thiết kế sau đểu được phát triển trên cơ sở các thiết kế trước đó.
    Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay không tốt, an toàn hay không an toàn, tiết kiệm hay lãng phí, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi công nhanh hay chậm… Giai đoạn này công tác thiết kế được coi có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của quá trình đầu tư.
    Trong giai đoạn khai thác dự án, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; chất lượng công trình tốt hay xấu; giá thành công trình cao hay thấp; tuổi thọ công trình có đảm bảo yêu cầu đề ra trone dự án không.
    Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó có vai trò chú yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư. Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian thiên nhiên mới thoả mãn yêu cầu sán xuất, sinh hoạt và đời sống của con người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
    Yêu cầu đối với thiết kê xây dựng công trình


    Thiết kế xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu chung sau đây:


    • Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt.
    • Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ.
    • Nền móng công trình phải đảm bảo bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, và các công trình lân cận.
    • Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu và chức năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý.
    • An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải bảo đảm thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật.
    • Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành; đồng bộ với các công trình liên quan.
    Đối với các công trình dân dụng và công trình công nghiệp thì ngoài các yêu cầu trên còn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:


    • Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương.
    • An toàn cho người khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; bảo đảm khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
    • Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng.
    • Khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng.
    Tổ chức công tác thiết kê công trình xây dựng


    Một số nguyên tắc thiết kê công trinh xây dựng


    • Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đđu tư thể hiện ở bản dự án đầu tư của chủ đầu tư.
    • Giải pháp thiết kế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và đường lối phát triển chung của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài.
    • Khi lập các phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế – tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Phải chú ý đến khả năng cải tạo và mở rộng sau này.
    • Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan.
    • Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế là trước hết phải đi từ vấn đề chung và sau đó mới đi vào các vấn đề cụ thể.
    • Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất.
    • Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế.
    • Phái tận dụng các thiết kế mẫu để giảm chi phí thiết kế.
    • Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng.
    • Phải cố gắng rút ngắn thời gian thiết kế để công trình thiết kế xong khỏi bị lạc hậu.
    Các bước thiết kế xây dựng công trình


    Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sớ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
    Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
    • Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với các công trình quy dinh chí phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
    • Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bủn vẽ thi công được áp dụng đối với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
    • Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp.
    Đối với các công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chí được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước dã được duyệt.
    Tổ chức còng tác thiết kếxây dưng


    • Công tác thiết kế phái do tổ chức, cá nhân có chuyên lĩiôn thực hiện. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thè ký hợp đổng với các tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thấu xây dựng thực hiện các bước thiết kế.
    • Tổ chức thiết kế hoặc cá nhân có chuyên môn thiết kế phái có đăng ký hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quvền và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, kết quả tính toán, an toàn kết cấu và sự ổn định cùa cõng trình (bao gồm cả tính chính xác của tiên lượng, dự toán).
    • Mỗi đồ án thiết kế phải có chủ nhiệm đồ án, dối với những dồ án thiết kế lớn ngoài chủ nhiệm đồ án tổng thể còn có cả chủ nhiệm hạng mục thiết kế. Người chủ nhiệm đồ án phải chịu trách nhiệm cá nhàn về chất lượng và tính đúng đắn của đồ án thiết kế, giải pháp kỹ thuật nêu ra và tiên lượng thiết kế.
    • Tổ chức thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình.
    Nội dung công tác tổ chức quản lý thiết kê


    Tổ chức quản lý thiết kê bao gồm các công việc sau:
    • Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
    • Tổ chức quá trình thiết kế bao gồm từ khâu đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) tư vấn thiết kế, ký kết hợp đồng, lập thẩm định, xét duyệt, kiểm tra và điều chỉnh thiết kế trong quá trình thực hiện.
    • Tổ chức cơ cấu mạng lưới thiết kế, các hình thức tổ chức kinh doanh của các cơ quan thiết kế và các chức năng nhiệm vụ kèm theo.
    • Xây dựng các tiêu chuẩn, dinh mức thiết kế.
    • Xây dựng các quy trình công nghệ lập các phương án thiết kế.

    CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
    DỰ ÁN CĂN HỘ Q7 SAIGON RIVERSIDE COMPLEX : https://dangdepvietnam.com/du-an-can-ho-q7-saigon-riverside-complex/
    Q7 SAIGON RIVERSIDE COMPLEX HƯNG THỊNH LAND : https://rocknam.com/q7-saigon-riverside-complex-hung-thinh-land/
    CĂN HỘ Q7 SAIGON RIVERSIDE : https://hungthinhland45.blogspot.com/2021/03/can-ho-q7-saigon-riverside.html
     

Chia sẻ trang này

Thành viên đang xem bài viết (Users: 0, Guests: 0)